Tượng Nghê đá – Nghê đá phong thủy – Nghê đá thuần Việt

Ý nghĩa về con nghê 

– Hình ảnh nghê rất đỗi thân quen với người Việt, nhưng nếu xem xét danh xưng từ góc độ văn bản thấy có nhiều điều chưa thỏa đáng. Người ta gặp những con nghê hồ hởi trên các cổng làng, cổng xóm có khi cũng ở ngay trên cổng nhà, cổng chùa, trên lan can tay vịn các dinh thự, cung điện.

nghê đá
Tượng nghê đá

Nghê cung kính đứng nơi đền miếu và lăng tẩm đã bao đời nay… Có loại nghê như những con chó cảnh, con sư tử nhỏ, lại có con nghê như những con chó săn; trải qua nhiều thời kỳ, nghê cũng muôn hình vạn trạng. Bản thân chữ nghê trong tiếng Hán gồm bộ Khuyển (chó) và chữ Nhi (trẻ con) hợp thành.  Nghê thường được đặt trước các cổng, cửa nhà, đình, chùa, miếu, đôi lúc còn được vận vào trang trí đồ vật, kiến trúc. Cùng với việc được đặt nghê trước nhà, trước cổng, hình tượng con nghê gắn với “sự bảo vệ”, “sự canh giữ” cho con người và cho khoảng đất đó.Nghê có thể làm bằng đất nung, hay tượng nghê đá, nghê bằng xi măng có rất nhiều chất liệu để tao ra hình tương con nghê

– Hình dáng của nghê đá thuần việt

Nghê đá là con vật thần thoại, do con người tưởng tượng ra, nên hình thái của nghê rất phong phú. Tuy thế, vì sinh ra dưới cùng cộng đồng văn hóa người Việt, nên vẫn có sự thống nhất. Phần lớn hình tượng Nghê đều có vảy, vì quan niệm xưa cho rằng những con vật mọc sừng phủ vảy là linh thiêng. Nghê đá phong thủy được tạo hình theo loài thú bốn chân thanh thoát, tai cụp hoặc áp sát đầu, vành tai hướng xuống phía dưới, đuôi dài . Hình dáng này khá giống loài chó, theo như những nhà sử học, hình tượng con Nghê chính được phát triển từ chó đá ở các cổng làng ngày xưa. Cũng vì nhờ sự phát triển này, hình dáng nghê cũng dần thay đổi. Lúc đầu là hình tượng chó đá có thêm vảy, thêm có bờm thân thuộc. Sau do ảnh hưởng của phật giáo từ Ấn Độ, dáng dấp nghê biến đổi, có đôi nét từ con khỉ. Đến thế kỷ XVII-XIX, ảnh hưởng từ triều đình nhiễm màu sắc Trung Hoa, nghê lại được khắc họa theo hình con . Sự thay đổi này thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam vốn bao gồm sự hòa trộn hấp thu những nền văn hóa khác.

nghê đá
nghê đá thuần việt

Một đặc điểm nữa của tượng Nghê đá là tư thế của chúng. Dù là vẻ ngoài ra sao, nghê thường được khắc họa với tư thế chầu, ngồi quỳ hai chân sau, với dáng dấp của loài chó, giữ nhiệm vụ canh giữ bảo vệ cho đời sống tinh thần con người.
Với hình tượng vốn là loài chó, con vật thân thuộc gắn bó với con người, biểu cảm của nghê cũng đa dạng và thân thiện. Nghê trước cửa sân đình có dáng vui mừng như đang đón chủ. Nghê nơi sân sau mang vẻ như thể đang lưu luyến tiễn chân người. Nghê chốn chùa miếu oai nghiêm mà không hung dữ, trông coi người ra vào chốn linh thiêng.

nghê đá
Nghê đá đẹp

Bệ làm nghê cũng thường khá khiêm tốn. Bệ thường nhỏ hơn tỉ lệ thân hình con nghê, bệ cũng thấp, để nghê không quá cao so với khách hành hương. Điều này cũng phù hợp với hình tượng canh giữ, chào đón của nghê, chứ không phải trấn yểm như sư tử đá Trung Hoa.

Sự nhầm lẫn với linh vật khác của Trung Quốc

Hiện con nghê thường bị lầm lẫn với một số linh vật khác từ Trung Hoa. Nhiều người lầm lẫn nghê với sư tử đá, hoặc kỳ lân. Điều khác biệt đầu tiên là tư thế của nghê, tư thế ngồi quỳ của nghê khác hẳn so với sư tử hay lân. Những đặc điểm ngoại hình cũng khác biệt. Tai nghê lớn, cụp xuống. Chân có móng, chứ không phải guốc như kỳ lân, vốn có xuất sứ từ con hươu. Nghê có mình và chân thanh gọn, chắc, chứ không mập như sư tử Trung Hoa.

nghê đá
Nghê đá trung quốc

Đuôi nghê dài, dựng lên, trong khi đuôi lân phồng, xòe như đuôi chim, đuôi sư tử lại ngắn, thường là cụp.
Do có tên gọi tương đồng nên Nghê còn bị nhầm với Toan Nghê. Nhưng chữ Nghê ông cha ta dùng để chỉ linh vật của ta khác với từ Nghê nghĩa là sư tử của Trung Hoa. Toan Nghê theo thần thoại là một trong chín loài con của rồng, với thân hình giống sư tử hoặc ngựa.

nghê đá
Nghê đá thuần Việt

Vì sao Tượng Nghê đá đặt trước cửa nhà mà không phải sư tử đá?
Sư tử đá Việt Nam đến nước ta nhờ đi theo đạo Phật. Oai nghiêm, mạnh mẽ nhưng thuần phục, đó là những con sư tử đứng trước Phật. Đặt linh vật đạo Phật trước cửa nhà có phần không hợp, cũng giống như không phải bàn thờ nhà ai cũng có thể thờ Phật. Sư tử đá Việt Nam thường chỉ thấy nơi chùa chiền, không cuồn cuộn cơ bắp nhưng vẫn mạnh mẽ và huyễn hoặc.

nghê đá
Nghê đá trấn chạch

Sư tử đá Trung Quốc lại càng không không phải một linh vật may mắn, có thể hóa giải tà khí, thu hút tài lộc như nhiều người vẫn tưởng. Sư tử đá với người Trung Quốc đầu tiên là để thể hiện quyền uy, hai là để trấn giữ, thế nên chúng thường có mặt ở các lăng mộ đá. Sư tử đá Trung Quốc thường có chân trước và bộ ngực được tả kỹ, đầu lớn hơn so với thân minh. Với một căn nhà yêu cầu lớn nhất là ôn định và bền lâu, đặt con vật nặng nề và đáng sợ trước của nhà không được tốt lành gì.
Đất nào thì thần ấy. Cho dù là sinh vật thần thoại mang đến muôn điều thần kỳ thì cũng sẽ chỉ linh ứng ở mảnh đất thấm đẫm niềm tin vào sinh vật ấy. Nghê đá Việt Nam đã được cha ông ta tạo ra bao đời này, xét về mặt văn hóa hay tâm linh thì đều có ý nghĩa hơn hẳn những linh vật ta không cách nào hiểu hết nổi. Nghê về ngồi trước cửa vẫn là hơn.

————————————————————————————-

Nghê đá giá rẻ, giá nghê đá, mẫu nghê đá phong thủy, nghê đá đẹp 2017, bán nghê đá,

bán tượng nghê đá, con nghê đá, làm tượng nghê đá, bán nghê đá tại Hà Nội

Sản Phẩm tương tự:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *